THUAN VIET LAWYERS

Hotline: 0909803379

 

Thủ tục thừa kế nhà đất

Luật Thuận Việt tư vấn thủ tục thừa kế nhà đất theo di chúc và theo pháp luật.

Công ty Luật Thuận Việt là nơi quy tụ nhiều luật sư giỏi, tận tâm và có nhiều kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực nhà đất và bất động sản. Chúng tôi cam kết mang lại lợi ích tốt nhất thông qua các dịch vụ Thủ tục thừa kế nhà đất như sau:

1. TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC THỪA KẾ NHÀ ĐẤT:

Thừa kế nhà đất được chia thành hai loại: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật

a) Thừa kế theo di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết, di chúc chỉ định rõ người được thừa kế di sản. Tuy nhiên, ngoài những người thừa kế được chỉ định theo di chúc, di sản còn có thể được chia cho những người thừa kế khác không phụ thuộc vào di chúc như: con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động...Di chúc được xem là hợp pháp khi tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung.

Hồ sơ khai nhận di sản theo di chúc bao gồm:

  1. Giấy chứng tử của người để lại di sản
  2. Di chúc
  3. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất
  4. CMND và Hộ khẩu của người thừa kế theo di chúc
  5. Tờ khai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và Bản khai nộp lệ phí trước bạ nhà đất
  6. Bản vẽ sơ đồ nhà đất (nếu có)

b) Thừa kế theo pháp luật

Trong trường hợp người để lại di sản không để lại di chúc hoặc có di chúc nhưng không hợp pháp, bị thất lạc, hư hại, người được chỉ định thừa kế từ chối hưởng di sản hoặc người được chỉ định thừa kế chết trước/chết cùng thời điểm với người lập di chúc, tổ chức/cơ quan không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Những trường hợp như vậy, di sản thừa kế sẽ chia cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật.

Các hàng thừa kế:

  1. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
  2. Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
  3. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại

Thừa kế thế vị: trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật bao gồm

  1. Giấy chứng tử của người để lại di sản
  2. Văn bản khai nhận di sản thừa kế
  3. GCN quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất
  4. Giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế như: giấy khai sinh, Hộ khẩu, Giấy đăng ký kết hôn...
  5. Tờ khai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và Bản khai nộp lệ phí trước bạ nhà đất
  6. Bản vẽ sơ đồ nhà đất nếu có

c) Thủ tục khai nhận di sản thừa kế nhà đất (theo di chúc hoặc theo pháp luật):

  1. Người thừa kế tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Phòng công chứng.
  2. Phòng công chứng niêm yết Văn bản khai nhận di sản thừa kế trong vòng 15 ngày kể từ ngày khai nhận di sản thừa kế.
  3. Người thừa kế nộp hồ sơ trước bạ và đăng bộ tại Phòng Tài Nguyên & Môi Trường Quận/Huyện nếu là cá nhân, Sở Tài Nguyên & Môi Trường Tỉnh/TP nếu là tổ chức.
  4. Căn cứ hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước sẽ kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa  vụ tài chính (nếu có)
  5. Nhận thông báo thuế và nộp thuế thừa kế nhà đất
  6. Nộp biên lai thuế, lệ phí trước bạ và GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở để Cơ quan nhà nước cập nhật lại thông tin người được thừa kế.

2. LUẬT THUẬN VIỆT THỰC HIỆN THỦ TỤC THỪA KẾ NHÀ ĐẤT CHO KHÁCH HÀNG NHƯ THẾ NÀO?

  1. Tư vấn các vấn đề liên quan đến nhà đất như: điều kiện pháp lý của nhà đất, điều kiện chủ thể tham gia giao dịch nhà đất, trình tự thủ tục giao kết hợp đồng...
  2. Xem xét, thẩm định giá trị pháp lý của nhà đất trước khi giao dịch
  3. Đại diện khách hàng tham gia đàm phán, thương lượng trong giao dịch nhà đất
  4. Soạn thảo các hợp đồng, giấy tờ liên quan đến giao dịch
  5. Trích lục các giấy tờ pháp lý (theo yêu cầu) liên quan đến nhà đất, giấy tờ cá nhân của khách hàng
  6. Thủ tục công chứng, chứng thực giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất
  7. Liên hệ đơn vị đo vẽ để lập bản vẽ nhà đất
  8. Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  9. Thực hiện khai thuế, tính thuế liên quan đến nhà đất, tiền sử dụng đất
  10. Các vấn đề khác có liên quan đến nhà đất

Hãy liên hệ ngay với Luật Thuận Việt để được Luật sư tư vấn & thực hiện các dịch vụ pháp lý về thừa kế nhà đất uy tín, chuyên nghiệp tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Hotline 24/7 0909803379

 

 

Nhà đất